Tuần 26
CHƯƠNG V: VIỆT NAM TỪ CUỐI NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1954
BÀI 25: NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 – 1950)
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
* Cung cấp cho HS những hiểu biết về:
- Nguyên nhân dẫn tới bùng nổ chiến tranh ở Việt Nam (lúc đầu ở nửa nước, sau đó cả nước) quyết định kịp thời phát động kháng chiến toàn quốc.
- Đường lối kháng chiến sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là đường lối chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, vừa kháng chiến vừa kiến quốc.
2. Thái độ:
- Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần Cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, lòng tự hào dân tộc.
3. Kỹ năng:
- Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá những hoạt động của
địch và ta trong giai đoạn đầu của kháng chiến.
- Rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng tranh ảnh, bản đồ các chiến dịch và các trận đánh.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Một số tài liệu liên quan, giáo án.
2. Học sinh: đọc trước tài liệu ở nhà, sách giáo khoa, vở ghi bài
III. Tổ chức các hoạt động học tập.
1. Kiểm tra bài cũ. 5 phút
- Em hãy trình bày tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám?
- Chúng ta đã làm gì để giữ vững, củng cố và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân?
2. Giảng kiến thức mới.
- Sau hiệp định sơ bộ 6.3.1946 thực dân Pháp có thái độ ntn? Chúng ta đã chọn con đường nào? Hôm nay …
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
động 1:15 phút
- Hỏi: Em hãy nêu những chứng cứ về việc thực dân Pháp đã bội ước tiến công ta?
+ Tối hậu thư của Pháp đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn một trong hai con đường: hoặc đầu hàng, hoặc chiến đấu.
+ Ta đã chọn con đường chiến đấu : đó là do truyền thống của dân tộc Việt Nam : yêu hoà bình nhưng kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. Đây là con đường cứu nước đúng đắn củ dân tộc Việt Nam.
+ Tối 19.12.1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Đảng và chính phủ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
“Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới vì … không, chúng ta …
Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! … (SGK / 104)”
động 2: 10 phút
- Hỏi: Tại sao nói kháng chiến chống Pháp của ta là chính nghĩa và có tính nhân dân?
+ GV giải thích:
+ Toàn dân: Toàn dân tham gia chiến đấu, chủ yếu là lực lượng vũ trang của 3 thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích).
+ Toàn diện: Diễn ra trên các mặt trận (quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao) chủ yếu và quyết định là mặt trận quân sự.
động 3: 10 phút
* GV dùng bản đố Việt Nam để chỉ các địa danh trong cuộc khỏi nghĩa.
- Hỏi: Cuộc chiến đấu của các đô thị phái Bắc vĩ tuyến 16 thắng lợi có ý nghĩa gì ?
I. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ (19.12.1246).
1. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ.
a. Hành động của Pháp.
- Bội ước tiến công ta ở trong Nam, ngoài Bắc.
- Ngày 18.12.1946 Pháp gửi tối hậu thư đói chính phủ ta hạ vũ khí đầu hàng.
b. Sự lựa chọn của ta.
- Ban thường vụ TW Đảng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến vào tối ngày 19.12.1946
2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta.
- Là cuộc kháng chiến nhân dân.
- Đường lối kháng chiến là đường lối toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
- Tính chất: Tự vệ, chính nghĩa.
II. Cuộc chiến đấu ở các đô thị và phía Bắc vĩ tuyến 16.
- Hà Nội là nơi mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc.
- Tiếp theo là các thành phố, thị xã khác ở phía