Chủ đề 3
PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
1
Luyện tập Phương trình một ẩn
2
Luyện tập Phương trình bậc nhất một ẩn
3
Luyện tập Phương trình bậc nhất một ẩn (tt)
4
Luyện tập Phương trình bậc nhất một ẩn (tt)
5
luyện tập Phương trình
6
GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PT
7
Giải bài toán bằng cách lập phương trình (TT)
8
ÔN TẬP
9
ÔN TẬP (TT)
10
KIỂM TRA
20
Tiết : 1
ND:
Luyện tập Phương trình một ẩn
I . Mục tiêu
- Kiến thức: - Nắm được khái niệm phương trình một ẩn.
- Biết được một số là nghiệm của phương trình
- Kỹ năng : - Viết tập nghiệm của phương trình trong các trường hợp phương trình có một, nhiều nghiệm, hoặc phương trình vô nghiệm
- Nhận biết được hai phương trình tương đương.
- Tư duy, thái độ: Giáo dục cho HS tính cẩn thận khi nhận biết 1 giá trị có là nghiệm của phương trình hay không.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, 1 số dạng bài tập.
HS: Ôn tập kiến thức về phương trình 1 ẩn.
III. Các phương pháp. Hoạt động nhóm, cá nhân.
IV . Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra. HS 1 : Trong các số -2 ; -1 ; 1 số nào là nghiệm của phương trình 4 - 3x = x + 8
ĐVĐ : Tiết trước các em đã học về phương trình 1 ẩn , nhận biết giá trị của biến là nghiệm của phương trình hay không, những kiến thức vận dụng vào giải bài tập cụ thể như thế nào ?
3. Bài mới.
Hoạt động của GV & HS
Ghi bảng
HĐ 1 : Lý thuyết
- GV : ương trình một ẩn có dạng như thế nào
- HS : Trả lời.
- GV : Khi nào một giá trị của biến là nghiệm của phương trình ?
- HS : Trả lời.
- Gv : Khi nào hai phương trình được gọi là tương đương
HĐ 2 : Bài tập
Bài 1 : các số - 2; - 1,5; - 1; 0,5; 2; 3 số nào là nghiệm của mỗi phương trình sau đây
x2 - 3 = 2x
y + 3 = 4 - y
HS : Làm việc theo nhóm
GV : Gọi đại diện 1 số nhóm lên bảng trình bày.
Các nhóm khác quan sát nhận xét.
Bài 2 : chứng minh rằng phương trình
2mx - 5 = - x + 6m - 2
Luôn nhận x = 3 làm nghiệm dù m lấy bất cứ giá trị nào.
GV: Để khẳng định được điều đó ta làm như thế nào?
HS: Nêu cách làm.
HS: lên bảng trình bày.
HS khác quan sát nhận xét .
Bài 3 : Cho hai phương trình
x2 - 5x + 6 = 0 (1)
x + (x - 2)(2x + 1) = 2 (2)
a) Chứng minh rằng phương trình có nghiệm chung là x = 2
b) Chứng minh rằng x = 3 là nghiệm của (1) nhưng không là nghiệm của (2)
c) Hai phương trình đã cho có tương đương với nhau không ? vì sao?
- GV: Để chứng minh được x = 2 là nghiệm chung của hai phương trình ta làm như thế nào?
- HS