Bài 20. Các thành phần biệt lập (tiếp theo)

Bài 20. Các thành phần biệt lập (tiếp theo)

Kính chào quý thầy cô

ẹeỏn dửù giụứ tieỏt hoùc
Ngữ văn 9
Giáo viên : BÙI THỊ LỢI
Bài tập
1- "Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về".
( Sang thu- Hữu Thỉnh)
2- "Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm cung điện của mình".
(Phong cách Hồ Chí Minh- Lê Anh Trà)
Em hãy tìm thành phần tình thái trong các câu sau:
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP ( Tiếp theo)
a) - Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
b) - Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:
- Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
Ví dụ 1:
Bài tập nhanh:
Đặt câu với những từ: kìa, vâng, bác ơi,...
Ví dụ:
- Kìa, trời mưa các con về cẩn thận nhé!
- Vâng! Con chào cô.
Chúng con về ạ!
Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.
(Nguyễn Quang Sáng,“Chiếc lược ngà”)
b) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy,
và tôi càng buồn lắm.
( Nam Cao, “Lão Hạc”)
a) Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh chưa đầy một tuổi.
( Nguyễn Quang Sáng, “Chiếc lược ngà”)
b) Lão không hiểu tôi và tôi càng buồn lắm.
( Nam Cao, “Lão Hạc”)
Ví dụ 2:
Vế A1
Vế A2
Nghe đoạn nhạc sau, tìm thành phần biệt lập có trong câu hát đầu tiên và cho biết đó là thành phần biệt lập nào?
Ô CỬA BÍ MẬT
Đặt một câu có thành phần gọi đáp.
Bài tập trắc nghiệm
4
2
1
Bài tập trắc nghiệm
3
Bài tập 1: Tìm thành phần gọi - đáp trong đoạn trích sau đây và cho biết từ nào được dùng để gọi, từ nào được dùng để đáp. Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ ( trên – dưới hay ngang hàng, hay thân - sơ)?
Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.
Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.
( Ngô Tất Tố, Tắt đèn )
Bài tập 2: Tìm thành phần gọi – đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi – đáp đó hướng đến ai?
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.
( Ca dao)
Bài tập 3: Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì?
a) Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.
( Nguyễn Quang Sáng, “ Chiếc lược ngà”)
b) Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lí. Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy.
(Phê-đê-ri-cô May-o, “Giáo dục-chìa khóa của tương lai”).
c) Bước vào thế kỉ mới, muốn “ sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
( Vũ Khoan, “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”).
d) Cô bé nhà bên ( có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn ( thương thương quá đí thôi).
( Giang Nam, “ Quê hương”)
Bài tập 4: Hãy cho biết thành phần phụ chú ở mỗi câu trong
bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ nào trước đó. (Về nhà)
Bài tập 5: Viết đoạn văn. Về việc thanh niên chuẩn bị hành
trang bước vào thế kỉ mới, có sử dụng thành phần phụ chú.
Đoạn văn gợi ý bài tập 5:
Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân vĩnh cửu của nhân loại và tuổi trẻ bao giờ cũng hướng tới tương lai! Tương lai – đó là những gì chưa có trong hôm nay, nhưng chính vì thế mà nó lại có sức hấp dẫn ghê gớm đối với con người, nếu không nói rằng nhờ có niềm hi vọng vào tương lai mà con người có thể vượt qua mọi khó khăn trở ngại để tiếp tục sống một cách có ích hơn. Tuy nhiên, người ta, nhất là thanh niên không thể thụ động chờ đợi tương lai, càng không thể đi tới tương lai với hai bàn tay trắng; nghĩa là phải chuẩn bị cho mình một hành trang cần thiết, đặc biệt là hành trang tinh thần để có thể vững bước tới tương lai. Hành trang tinh thần – đó là tri thức, kĩ năng, thói quen; được coi là điều kiện cần và đủ để thanh niên có thể tự tin trước mạng thông tin toàn cầu, trước hội nhập kinh tế thế giới với tính kỉ luật và cường độ lao động cao.

Bài tập củng cố trên phiếu học tập: (Về nhà)
Tìm thành phần gọi - đáp trong những câu ca dao sau và cho biết lời gọi - đáp hướng đến ai:
a) Con ơi nhớ lấy câu này:
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
b) Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
Ch©n thµnh c¶m ¬n
quý thÇy c« vµ
c¸c em !
  Thông tin chi tiết
Tên file:
Bài 20. Các thành phần biệt lập (tiếp theo)
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Bùi Thị Lợi
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Ngữ văn 9
Gửi lên:
22/03/2014 21:57
Cập nhật:
22/03/2014 21:57
Người gửi:
N/A
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
2.40 KB
Xem:
939
Tải về:
183
  Tải về
Từ site Trường THCS Minh Tân:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
Văn bản PGD

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay84
  • Tháng hiện tại4,249
  • Tổng lượt truy cập2,177,619
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây