Kỹ thuật chạy cự ly ngắn
I/Mục đích
Giúp con người có sự khéo léo, khả năng vận động cao. Đặc biệt là vận tốc . Đây là nội dung để phát triển thể lực.
Trong cách xuất phát có 2 loại là:
-Xuất phát cao
-Xuất phát thấp
Trong xuất phát thấp có 4 giai đoạn
-Giai đoạn xuất phát
-Giai đoạn chạy lao
-Giai đoạn chạy giữa quãng
-Giai đoạn về đích.
II/Cách đo bàn đạp
1)Xuất phát cao
Chân thuận sau vạch xuất phát , chân kia đưa ra sau vạch xuất phát 2-3 bàn chân , người cúi về phía trước,đầu thả lỏng , tay phía bên chân thuận thì đưa ra sau , tay phía bên chân kia đưa ra trước. Khi có hiệu lệnh “CHẠY” thì đánh mạnh tay , đạp chân đưa về phía trước
2)Xuất phát thấp
Trước tiên phải biết đặt bàn đạp . Sau vạch xuất phát khoảng 1,5 bàn chân là bàn đạp 1 và khoảng 3 bàn chân là bàn đạp 2 ( khoảng cách giữa 2 bàn đạp la 8 đến 10m)
a) Khi nghe hiệu lệnh “VÀO VỊ Trí’ người chạy đứng vào trước bàn đạp , 2 tay chống về phía trước , đặt chân vào bàn đạp sau rồi đến bàn đạp trước , quỳ gối chân sau , thu tay vào vạch xuất phát , rộng hơn vai , ngón cái choãng rộng hướng vào trong, 4 ngón kia khép lai ( ngón cái và ngón trỏ chạm đất ) cũng có thể thực hiện động tác “NẮM TAY CHỐNG” vai nhô về phía trước , lưng hơi khom, đầu thả lỏng tự nhiên, mắt nhìn thẳng khoảng 1,5m, thở sâu và ngồi chờ lệnh.
Khi nghe hiệu lệnh “CHUẨN BỊ” từ từ nâng mông lên ,khi cao hơn vai thì dần lại. Sức nặng toàn thân dồn vào 2 cánh tay , thở bình thường vài lần rồi nín thở lại chờ lệnh . Khi nghe hiệu lệnh”CHẠY” thì nhanh chóng đạp mạnh chân vào bàn đạp để lao người về phía trước , 2 tay đánh mạnh ra trước và phía sau theo chiều ngược lại đối với chân , bước đầu tiên dài khoảng 0.8 đến 1m là vừa.
b) Chạy lao ( sau khi xuất phát ) sau khi rời bàn đạp , cố gắng nhấc cao đùi , tiếp đất bằng nũa bàn chân , tay đánh mạnh , cố gắng tăng nhanh tần số chạy , thân người cũng dần dần thẳng lên để chuyển sang giai đoạn chạy giữa quãng
c) Chạy giữa quãng :tiếp tục nhấc cao đùi, tăng tần số bước chạy ,2 tay đánh lăng tự nhiên theo trục vai . Thân ngã về trước khoảng 75 -85 độ so với mặt đất , cố gắng duy trì tốc độ để về đích, thở càng ít càng tốt.
d) Chạy về đích : khi cách dích 1 đến 2m chân sau đạp mạnh,gập nhanh thân về phía trước,ưỡn ngực , đầu thẳng . Sau khi chạm vào đích . Người trở về tư thế cũ , tiếp tuc chạy từ 5-7 bước nữa rồi giảm tốc độ và dừng lại.
Chúc mọi người có 1 thể lực tốt
Lời Cảm Tạ
Tôi đứng lặng giữa cuộc đời nghiêng ngả
Để một lần nhớ lại mái trường xưa
Lời dạy ngày xưa có tiếng thoi đưa
Có bóng nắng in dòng sông xanh thắm
Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng
Trưởng thành này có bóng dáng hôm qua
Nhớ đc điêu gì đc dạy những ngày xa
Áp dụng - chắc nhơ cội nguồn đã có
Nước mắt thành công hoà nỗi đau đen đỏ
Bậc thềm nào dìu dắt những bước đi
Bài học đời đã học đc những gì
Có nhắc bóng người đương thời năm cũ
Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ
Để cây đời có tán lá xum xuê
Bóng mát dừng chân là một chốn quê
Nơi ơn tạ là mái trường nuôi lớn
Xin phút tĩnh tâm giữa muôn điều hời hợt
Cảm tạ mái trường ơn nghĩa thầy cô
Mười bảy và thầy
Mười bảy năm tới trường,
Mười bảy năm vất vả
Thầy dạy dỗ chúng con.
Từ lúc còn chập chững,
Chưa biết đọc,biết viết
Nói năng còn chưa vững
Rồi nghịch phá lung tung.
Gieo bao nhiêu rắc rối
Rồi giả vờ không biết,
Làm thầy phải lo âu.
Mười bảy năm tới trường,
Mười bảy năm thầy dạy
Bao lẽ phải điều hay.
Dạy từ cách đi đứng,
Đến cách học nói năng.
Dạy chúng con tri thức,
Dạy lẽ phải tình thương.
Thầy dạy biết bao điều,
Giản dị mà ý nghĩa,
Cho mỗi đứa chúng con.
Và rồi hôm nay đây,
Mười bảy năm khôn lớn
Mười bảy năm con hiểu
Tình thương và tấm lòng
Mà thầy luôn dành tặng
Cho mỗi đứa chúng con.
Mười bảy năm tóc thầy
Bạc thêm mười bảy sợi
Già thêm mười bảy lần
Vì đàn con nghịch ngợm
Mười bảy năm con biết
Mười bảy ngày nhà giáo
Mười bảy những lời chúc
Con xin dành tặng thầy
Với mười bảy ý nghĩa
Rằng:mười bảy năm rồi
Con sẽ không quên được
Mười bảy lớp kiến thức
Con học được từ thầy
Một kho tàng tri thức
Và tấm lòng nhân ái…
Thầy đã dạy chúng con !
-----------------***-----------------
THĂM THẦY
Chớm đông em đến thăm thầy
Bồi hồi một dáng cao gầy tóc sương
Bẵng đi mấy chục năm trường
Lại nghe giọng nói thân thương thuở nào
Một đời dạy học thanh cao
Cầu kiều thầy bắc đường vào nhân gian
Phấn bao nhiêu bụi quá giang
Vở bao nhiêu chữ hành trang con người
Một đời tâm huyết buồn vui
Vườn ươm nhân thế đơm chồi nở hoa
Con thuyền bến lỡ khách qua
Sóng to gió cả gần xa vẫn chờ
Một đời rút ruột nhả tơ
Lặng thầm dậy sớm thức khuya mỗi ngày
Nắng mưa năm tháng vơi đầy
Làm sao trả được công thầy , thầy ơi !
Bốn mươi năm ấy qua rồi
Học trò giờ cũng qua thời tóc xanh
Còn nghe vang vọng vĩ thanh
Nảy gieo đều những tốt lành tình thâm ...
Khái niệm:
- Nghi thức là một phương tiện giáo dục của Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Nổi bật là ý thức tổ chức kỉ luật, tư thế, tác phong và tinh thần tập thể cho đội viên, tạo ra vẻ đẹp tính nghiêm chỉnh và sự thống nhất của tổ chức Đội.
Quay bên phải: Khi có khẩu lệnh "Bên phải - quay!", sau động lệnh "quay" người đứng nghiêm, lấy gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người sang phía phải một góc 90 độ, sau đó rút chân trái lên, trở về tư thế nghiêm.
Quay bên trái: Khi có lệnh “bên trái quay!” sau động lệnh “quay”, người đứng nghiêm, lấy gót chân trái làm trụ, mũi chân phải làm điểm đỡ, quay người sang phía trái một góc 90 độ, sau đó rút chân phải lên trở về tư thế đứng nghiêm.
Quay đằng sau: Khi có khẩu lệnh "Đằng sau - quay!", sau động lệnh "quay", lấy gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người sang phía bên phải một góc 180 độ, sau đó rút chân trái lên, trở về tư thế nghiêm.
Dậm chân tại chỗ: Khi có khẩu lệnh "Dậm chân - dậm!", sau động lệnh "dậm!", bắt đầu bằng chân trái dậm theo nhịp hô hoặc còi, trống, nhưng không chuyển vị trí. Khi đặt chân xuống đất, mũi chân đặt trước rồi đến gót chân. Tay phải vung về phía trước, bàn tay cao ngang thắt lưng, tay trái vung thẳng về phía sau. Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!" (động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải), đội viên dậm chân thêm một nhịp, kéo chân phải về tư thế nghiêm.
Chạy tại chỗ: Khi có khẩu lệnh "Chạy tại chỗ - chạy!", sau động lệnh "chạy!", bắt đầu bằng chân trái, chạy đều theo nhịp còi hoặc lời hô, nhưng không chuyển vị trí. Hai cánh tay co tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào thân người, bàn tay nắm, đánh nhẹ ở tư thế thoải mái và vung dọc theo hướng chạy. Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!" (động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải), đội viên chạy thêm 3 nhịp nữa. Dậm chân phải, về tư thế nghiêm.
Đi đều: Khi có khẩu lệnh "Đi đều - bước!", sau động lệnh "bước!", bắt đầu bước bằng chân trái theo nhịp còi, trống hoặc lời hô. Tay phải đánh ra trước thắt lưng, tay trái vung thẳng ra sau đưa dọc theo người, bàn tay nắm tự nhiên, bước đều đặn, người thẳng, mắt nhìn thẳng. Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!", động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải, chân trái bước thêm một bước, rồi đưa chân phải lên, trở về tư thế đứng nghiêm.
Chạy đều: Khi có khẩu lệnh "Chạy đều - chạy!", sau động lệnh: "chạy!", bắt đầu chạy bằng chân trái theo nhịp còi hoặc lời hô, đầu gối không nhấc cao, không đá chân, hai cánh tay co tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào thân người, bàn tay nắm, đánh nhẹ ở tư thế thoải mái và vung dọc theo hướng chạy, người hơi đổ về trước. Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!", động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải, đội viên chạy thêm 3 bước nữa rồi kéo chân phải về tư thế nghiêm.
5. Các loại đội hình
a> Đội hình hàng dọc: Đội hình hàng dọc để tập hợp điểm số, báo cáo, khi hành tiến hoặc tổ chức các hoạt động.
- Đội hình hàng dọc: Đội hình hàng dọc để tập hợp điểm số, báo cáo, khi hành tiến hoặc tổ chức các hoạt động.
- Phân đội hàng dọc: Phân đội trưởng đứng đầu, các đội viên thứ tự xếp hàng từ thấp đến cao, phân đội phó đứng cuối hàng.
- Chi đội hàng dọc: Các phân đội xếp hàng dọc, phân đội 1 làm chuẩn, các phân đội khác (theo thứ tự) đứng bên trái phân đội 1 (Chi đội là đơn vị cơ sở, không nên coi đây là đội hình phân đội hàng dọc chi đội hàng ngang).
- Liên đội hàng dọc: Các chi đội xếp hàng dọc, trên cùng là chi đội 1, các chi đội theo thứ tự đứng sau chi đội đứng đầu (sắp xếp khi diễu hành).
b> Đội hình hàng ngang: Đội hình hàng ngang được dùng khi tổ chức nghe nói chuyện, lễ duyệt Đội, lễ chào cờ, tập hợp báo cáo toàn liên đội ...
- Phân đội hàng ngang: Phân đội trưởng đứng đầu, đội viên lần lượt đứng về phía trái phân đội trưởng từ thấp đến cao, phân đội phó đứng cuối hàng.
- Chi đội hàng ngang: Phân đội 1 xếp hàng ngang trên cùng là chuẩn, các phân đội xếp hàng ngang theo thứ tự đứng sau phân đội 1.
- Liên đội hàng ngang: Chi đội 1 xếp hàng dọc là chuẩn, các chi đội khác xếp hàng dọc lần lượt đứng về phía trái chi đội 1.
c> Đội hình chữ U: Đội hình chữ U được dùng khi tổ chức lễ chào cờ, lễ kết nạp đội viên và một số hoạt động ngoài trời
- Chi đội tập hợp chữ U: Phân đội 1 là một cạnh của chữ U, các phân đội giữa làm đáy (có thể một hàng ngang hoặc 2,3 ... hàng ngang), phân đội cuối làm cạnh kia của chữ U.
- Khi nghe lệnh tập hợp, các đội viên chạy tại chỗ, sau đó lần lượt chạy về vị trí theo điểm rót của phân đội, đến nơi thì đứng lại, (phân đội trưởng phân đội 1 chạm tay trái vào vai trái chi đội trưởng), quay trái vào trong chữ U, về tư thế nghiêm.
d> Đội hình vòng tròn: Được sử dụng khi tổ chức các hoạt động tập thể như Múa, hát, tổ chức trò chơi, lửa trại, sinh hoạt nội bộ ngoài trời. Khi có lệnh tập hợp, các đội viên chạy đều tại chỗ, sau đó lần lượt chạy về vị trí tập hợp, theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, vừa chạy vừa điều chỉnh, khi chỉ huy bỏ tay xuống thì dừng lại và quay vào trong vòng tròn về tư thế nghiêm.
Chỉnh đốn đội ngũ: Sau khi tập hợp, cần phải chỉnh đốn đội ngũ để có một đơn vị sắp xếp ngay ngắn, nghiêm chỉnh, có cự li thích hợp để bắt đầu hoạt động. Cự li hẹp bằng một khuỷu tay trái, bàn tay trái chống ngang thắt lưng, 4 ngón đặt phía trước), cự li rộng bằng một cánh tay trái (nếu đưa sang ngang, lòng bàn tay úp; nếu đưa lên phía trước, lòng bàn tay vuông góc với mặt đất).
- Thủ tục báo cáo: Sau khi điểm số xong, các đơn vị trưởng lần lượt hô đơn vị mình đứng nghiêm, rồi (chạy hoặc đi tuỳ theo cự li xa hoặc gần) đến trước chỉ huy, cách khoảng 3 bước nói to: "Báo cáo! (đơn vị trưởng giơ tay chào chỉ huy, chủ huy chào đáp lại, 2 người cùng bỏ tay xuống). Báo cáo chi đội trưởng (Liên đội trưởng, Tổng phụ trách ...) phân đội (chi đội, liên đội) có ... đội viên, có mặt .... , vắng mặt ...., có lí do....., không có lí do ...... Báo cáo hết!". Chỉ huy đáp: "Được!". Đơn vị trưởng chào chỉ huy, chỉ huy chào đáp lại và cùng bỏ tay xuống. Đơn vị trưởng quay về trước đơn vị hô: "Nghỉ!" và trở về vị trí.
Trong cuộc đời mỗi con người ai cũng có những kỷ niệm đáng nhớ không thể nào quên. Quãng đời học sinh của bạn và tôi cũng vậy, một khi đã trải qua thì không khỏi ghi lại trong lòng những dấu ấn sâu sắc. Nhưng đấy không nhất thiết phải là kỷ niệm ngập tràn niềm vui và tiếng cười. Đôi khi đó lại là một câu chuyện buồn cứ khiến lòng ta phải ray rứt mãi như câu chuyện tôi sắp kể cho các bạn sau đây.
Giờ ra chơi hôm ấy, tôi được phân công trực nhật cùng Liên. Tôi bảo Liên cứ xuống căn tin ăn sáng, để một mình tôi trực được rồi. Hình như Liên chỉ chờ có thế, cô bạn gật đầu rối rít rồi phóng như bay xuống sân. Trong lớp giờ chỉ còn lại mình tôi. Tôi câm giẻ định lau bảng nhưng tâm trạng lo âu, thấp thỏm đã kéo tôi ngồi xuống ghế giáo viên. Chuyện là tiết đầu tiên hôm nay tôi đã nghịch ngợm trong lớp, không chịu nghe cô Toán giảng bài. Điều đó khiến cô Toán khó chịu lắm, bèn phạt tôi đứng suốt cả hai tiết và ghi hẳn tên tôi vào sổ đầu bài, đề nghị mời phụ huynh.
Tôi run run giở cuốn sổ đầu bài đặt ngay trên bàn giáo viên. Đây, giấy trắng mực đen đây, bằng chứng tội lỗi của tôi đây! Thế nào cô chủ nhiệm cũng mời gặp mẹ tôi cho xem. Có lần đạt điểm kém, tôi phải đối diện với khuôn mặt buồn rười rượi của mẹ. Mẹ tôi luôn phải làm việc vất vả để kiếm từng đồng lương ít ỏi nuôi tôi ăn học. Nếu mẹ biết tin này sẽ thất vọng về tôi biết nhường nào. Ôi, tôi thật là một đứa con bất hiếu.
Chợt, trong đầu tôi lóe lên một ý nghĩ. Tôi đã tìm ra cách giải quyết vấn đề rồi. Chỉ cần cô chủ nhiệm không đọc được lời phê này thì sẽ không có chuyện gì xảy ra nữa. Nghĩ được là làm ngay, tôi liền dùng bút xóa xóa đi dòng chữ của cô Toán trong sổ đầu bài. Thận trọng, tôi đặt sổ đầu bài vào vị trí cũ rồi thở phào nhẹ nhõm vì đã trút được nỗi muộn phiền trong lòng. Reeng… reeng… Tiếng chuông báo hiệu hết giờ ra chơi. Tôi xóa vội bảng, quơ vài nhát chổi rồi vào học như bình thường.
Mọi việc vẫn diễn ra bình thường cho đến cuối tuần ấy. Giờ sinh hoạt, cô chủ nhiệm xem xét sổ đầu bài. Cô đưa mắt nhìn thật kỹ vào trang giấy, đôi mày cô nhíu lại, rồi bất chợt cô ngước lên, nhìn quanh lớp. Tôi hoảng hốt, bối rối, không dám đối diện với ánh mắt của cô. Hai bàn tay tôi xiết chặt vào nhau, tim tôi đập thình thịch. Hình như cô đã quan sát được thái độ của tôi. Thôi rồi, tôi biết mình sắp bị cô mắng vì tội tày đình này. Thật xấu hổ quá! Trong đầu tôi lúc ấy có biết bao nhiêu nỗi lo sợ, sợ bị hạ hạnh kiểm, sợ mẹ buồn, sợ bạn bè chê cười, … Nhưng sao đến cuối giờ cô chẳng hề đả động gì đến chuyện sổ đầu bài. Lạ thật! Trong tôi đặt ra hàng trăm câu hỏi tại sao và tại sao. Dù vẫn cảm thấy bất an nhưng lòng tôi đã nhẹ nhõm hơn. Và tôi mong rằng sai lầm ấy của mình sẽ được chôn giấu mãi mãi dưới lớp bụi thời gian.
Khoảng hai tuần sau đó, vào ngày Giáng sinh, chẳng hiểu vì sao cô chủ nhiệm dành tặng riêng tôi một tấm thiệp vào cuối giờ. Tôi cảm ơn cô rồi vội chạy về nhà, vui mừng mở tấm thiệp ra đọc. Những dòng chữ tròn trịa của tôi khiến cô ngỡ ngàng, sững sờ.
“Giáng sinh năm nay, cô chúc em ngày càng học giỏi và ngoan ngoãn. Cô mong em sẽ là một cô bé can đảm hơn để đối mặt với hiện thực, để tìm được cách giải quyết đúng đắn nhất cho mọi khó khăn trong cuộc sống. Trong đời người ai cũng phải phạm sai lầm. Nhưng điều quan trọng là ta rút ra được kinh nghiệm để sống tốt hơn, chứ không phải là che giấu sai lầm đó đến suốt đời. Hãy dũng cảm lên, em nhé!”
Tôi sững người, chẳng nói được nên lời. Vậy là cô đã biết hết mọi chuyện rồi ư. Da mặt tôi tê rân rân và nóng dần lên vì xấu hổ với cô và với chính bản thân mình. Cảm ơn cô vì đã bao dung, cảm ơn cô vì đã cho tôi những lời khuyên đầy ý nghĩa ấy.
Người thầy trong trái tim em
Trong mỗi đời người, luôn tồn tại những kí ức, có những kí ức vui ta muốn nhớ mãi nhưng cũng có những kí ức buồn ta muốn quên đi. Đối với tôi, kí ức khiến tôi muốn nhớ mãi là thời học trò trong những năm cấp hai của tôi. Mỗi năm học trôi qua, tôi đều có thêm người thầy, người cô để ghi nhớ trong trái tim mình và năm nay cũng vậy. Chỉ trong khoảnh khắc vài tháng, cô giáo dạy văn của tôi đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc.
Ắt hẳn các bạn ngồi đây cảm thấy lời của tôi là nghịch lí. Tôi đang học lớp chín thì đáng lí ra tôi phải viết về những thầy cô trong các năm học trước của mình, nhưng tôi lại viết về người cô đang dạy tôi trong năm học này? Có thể đối với những bạn khác, cô chỉ mới đứng lớp trong hai tháng. Nhưng với tôi, cô đã gắn bó hơn sáu tháng rồi.
Cô đã dạy văn tôi trong suốt ba tháng hè. Và đó cũng là khoảng thời gian tuyệt vời nhất đối với tôi. Cô là một người rất tận tụy, giảng giải chu đáo cho học sinh. Khi cô giảng bài, giọng nói ấm áp, truyền cảm của cô đã thu hút chúng tôi vào bài học. Cô giảng giải, phân tích từng chi tiết nhỏ nhất của bài học, cho học sinh cảm nhận ý nghĩa của từng chi tiết đó rồi phát triển thành những lời văn sâu sắc, đầy ý nghĩa. Nhờ những bài giảng của cô mà chúng tôi thêm yêu nàng Kiều mười lăm năm lưu lạc, thêm yêu Vũ Nương – người con gái tư dung tốt đẹp. Những bài mà trước đây đọc không hiểu, giờ đây chúng tôi thấy nó mới hay, mới sâu sắc làm sao! Người ta thường nói tiết Văn là tiết ru ngủ nhưng điều kì lạ là khi cô giảng chúng tôi càng cảm thấy thú vị hơn, ý nghĩa hơn. Chắc có lẽ chính nhờ vậy mà cô luôn được học sinh chúng tôi yêu mến.
Khi vào năm học, tôi vui sướng biết bao khi được cô làm chủ nhiệm. Trong vai trò chủ nhiệm, cô trông nghiêm túc hơn hồi hè. Khi lớp hạng cao, cô khuyến khích, khen thưởng, mỗi lần lớp hạng thấp, cô nhắc nhở, động viên lớp cố gắng hơn. Mẹ tôi cũng là một giáo viên chủ nhiệm nên tôi có thể hiểu được sự vất vả, nặng nề thế nào khi đảm nhận chủ nhiệm một lớp cuối cấp. Càng hiểu nỗi vất vả của cô bao nhiêu, tôi càng quyết tâm phải giúp lớp lấy được hạng cao bấy nhiêu. Có thể đối với các lớp khác, tiết chủ nhiệm luôn là tiết nặng nề nhất, bởi tiết đó luôn khiến các bạn khác lo sợ vì bị mắng. Nhưng với lớp tôi, giờ chủ nhiệm lại được nghe những câu chuyện hay, ý nghĩa trong cuộc sống. Tôi yêu những câu chuyện đó vì nó luôn giúp chúng tôi rút ra được những bài học quý giá cho riêng mình. Tôi đã từng đạt giải ba trong kì thi học sinh giỏi lớp tám. Có lẽ vì vậy mà cô kì vọng vào tôi trong kì thi năm nay. Tôi tự hứa mình phải cố gắng hơn, mình phải đậu để không khiến cô thất vọng. Nhưng tôi đã thất bại. Những tưởng cô sẽ la mắng tôi, trách móc tôi, nhưng không. Tôi vẫn nhớ mãi câu nói của cô khuyến khích các bạn trong lớp: “ Cho dù các con thi không đậu cũng đừng buồn, vì các con còn nhiều cơ hội khác để bắt lấy.” Nhưng thật sự cô càng khuyến khích thì tôi lại càng thấy lòng ray rứt hơn. Tôi đã tự hỏi với lòng mình tôi đã cố gắng hết sức chưa, tôi đã tập trung vào môn văn chưa? Mặc dù vậy, cô vẫn không hề la rầy, trách cứ tôi một lời nào mà vẫn dịu dàng động viên, an ủi tôi. Chính điều đó sẽ là động lực cho tôi bước tiếp và cố gắng, nỗ lực hơn nữa trên con đường học vấn của mình.
Lớp chúng tôi có một bạn tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng học rất giỏi. Cả nhóm chúng tôi tổ chức sinh nhật cho bạn đó nhưng trong lớp lại có bạn nói: “ Tại sao chỉ có sinh nhật bạn đó là tổ chức còn sinh nhật tụi mình thì không tổ chức?” Nghe thấy câu nói đó, cô đã nói: “ Gia cảnh bạn khó khăn, có lẽ mấy năm nay cũng chưa có được một ngày sinh nhật cho mình, tuy ở đây chỉ là một chút gì đó nhỏ thôi nhưng ít nhất cũng khiến bạn cảm thấy vui…” Nói đến đây, cô đã khóc. Nhìn giọt nước mắt của cô rơi xuống mà lòng chúng tôi chạnh lại. Chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi, chỉ từ lời nói của cô thôi mà đã khiến chúng tôi hiểu được thế nào là sự sẻ chia, thế nào là ấm áp tình bạn. Giọt nước mắt ấy đã khiến chúng tôi phải nhìn lại mình. Chúng tôi được sống trong hoàn cảnh đầy đủ, may mắn hơn thì tại sao lại không chia sẻ sự may mắn đó cho người bạn của mình để họ cảm thấy lòng ấm áp hơn? Khi nhìn những giọt nước mắt ấy, tôi chợt nhận ra cô không chỉ là một giáo viên tận tụy mà còn là một người đồng cảm với học sinh, luôn cố gắng thấu hiểu học sinh của mình.
Văn của tôi không bóng bẩy, trau chuốt, cũng không đặc sắc như những bài văn mà các bạn đã đọc. Khi tôi viết những dòng cảm nhận này, tôi chẳng nghĩ rằng mình sẽ được giải. Tôi chỉ viết bằng tấm lòng yêu thương, kính trọng cô từ sâu thẳm trong con tim mình. Tôi không nêu tên cô ra vì tôi nghĩ các bạn cũng có thầy giáo, cô giáo dạy văn như tôi và tôi cho rằng cô cũng không thích như vậy.
Sáu tháng, chưa đầy một năm nhưng cô đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc. Cô như là nguồn cảm hứng cho những bài văn của tôi và nếu mái trường là ngôi nhà thứ hai thì cô chính là người mẹ thứ hai của tôi. Cô ơi, con cảm ơn cô vì những gì cô đã dành cho con, con sẽ cố gắng để thành công và “gặt được nhiều lúa vàng” trong cuộc sống.